Máy may ngày này là thiết bị quá quen thuộc với đời sống của con người. Tuy nhiên trong quá trình vận hành máy may sẽ gặp những lỗi không mong muốn như máy may bị nổi chỉ trên, lỗi căng chỉ, lỗi vận hành…
Để máy may vận hành suôn sẻ, không gặp lỗi máy may bị nổi chỉ trên hay các lỗi khác bạn cần có một số kinh nghiệm tích lũy trong suốt thời gian học may và học hỏi từ những người thợ lành nghề.
Nguyên lý hoạt động của máy may
Vào năm 1830, Barthelemy Thimonnier – một người Pháp đã phát minh ra chiếc máy may đầu tiên cơ chế hoạt động là sử dụng một sợi chỉ và kim móc để có thể tạo ra những mũi may khác nhau.
Năm 1840, một nông dân thuộc bang Massachusetts nước Mỹ tạo ra được chiếc máy để không cần phải sử dụng những thao tác thủ công. Chiếc máy này có công dụng lắp các bộ phận để hoàn thiện sản phẩm hoàn chỉnh.
Nguyên lý hoạt động của máy truyền thống xưa
Máy truyền thống hay còn gọi là máy con bướm khi vận hành người thợ phải dùng lực chân đạp lên bàn đạp để thực hiện quá trình may. Lúc này điều chỉnh chuyển động cũng như tốc độ may nhanh chậm đều tùy thuộc vào sức chân của người thợ.
Loại máy này có giá thành rẻ phù hợp với nhu cầu may mặc số lượng ít hoặc chỉ sửa chữa đơn giản những loại quần áo, vật dụng trong gia đình. Chi phí vận hành và bảo hành của máy truyền thống cũng tương đối rẻ, linh kiện thay thế cũng dễ tìm vì khá phổ biến.
Tuy nhiên, máy truyền thống sử dụng lực đôi chân tác động lên bàn đạp nên tốc độ do khả năng may của người thợ chi phối vì vậy đường may thường kém chính xác và ổn định hơn. Máy không hỗ trợ nhiều chức năng nên mất nhiều công đoạn khác hoàn thiện sản phẩm, cho hiệu suất công việc thấp.
>>> Xem Thêm: Máy May Công Nghiệp
Nguyên lý hoạt động của máy may cơ
Máy may cơ có động cơ liên kết với motor lắp rời vận hành thông qua hệ thống dây curoa truyền và đai truyền. Khi hệ thống chuyển động puly của motor sẽ cho phép người may điều chỉnh tốc độ như mong muốn.
Máy cơ hoạt động bằng động cơ rời nên sẽ có độ bên cao hơn các loại máy điện tự sẽ dễ hư hệ thống bo mạch điện tử. Máy khá dễ sử dụng vì tốc độ may có thể điều chỉnh theo thói quen, kỹ năng cũng như nhu cầu của người sử dụng.
Tuy nhiên tốc độ ở máy cơ được điều chỉnh thủ công nên phần lớn phụ thuộc vào kỹ năng người dùng, đôi khi đường may cũng kém ổn định.
Cũng như máy truyền thống, máy cơ chưa được hỗ trợ tính năng cắt chỉ, vắt sổ, làm khuy nên mất nhiều công đoạn khác hoàn thiện sản phẩm. Vì vậy sử dụng máy tốn nhiều chi phí nhân công, cho hiệu suất công việc thấp không phù hợp sử dụng trong công nghiệp sản xuất may mặc quy mô lớn.
>>> Xem Thêm: Máy May Gia Đình
Nguyên lý hoạt động của máy may điện tử
Máy may điện tử hoạt động nhờ vào hệ thống motor liền trục cho phép người dùng điều chỉnh tốc tốc độ may và các thông số kỹ thuật như: mũi may, đường may cơ bản đến nâng cao, khoảng cách của những mũi may… Các bước này đều được điều chỉnh đơn giản thông qua màn hình hiển thị trên máy.
Máy lập trình các thao tác như kiểu may, đường may, số mũi… trong bảng điều khiển nên tạo đường may đồng nhất, đường kim mũi chỉ tinh xảo không tốn nhiều công sức cho việc điều chỉnh.
Máy điện tử cho phép người dùng điều chỉnh nhiều loại đường may được cài đặt sẵn cũng như nhờ vào sự linh hoạt và kinh nghiệm may vá của mình để sáng tạo nhiều kiểu khác nữa. Chính nhờ ưu điểm này mà doanh nghiệp có thể giảm 20% chi phí nhân công trong sản xuất, tiết kiệm chi phí và thu lợi nhuận tối đa.
>>> Xem Thêm: Máy may trần bằng 3 kim 5 chỉ JIN F1F-U356/NN
Motor liền trục của máy điện tử giúp tối ưu điện năng lên đến 70% so với các dòng máy may khác. Sử dụng máy điện từ giảm lỗi sai khi thao tác may lên đến 40% nên dễ kiểm soát khi may số lượng lớn.
Máy điện tử sẽ có độ bền kém hơn máy cơ, giá thành cũng khá cao do tích hợp nhiều tính năng, chế độ vận hành cũng phức tạp hơn với người dùng.
Hiểu rõ nguyên lý hoạt động của từng dòng máy cũng giúp bạn tìm ra nguyên nhân khí máy xảy ra các lỗi trong quá trình may vá từ đó có biện pháp khắc phục.
Tổng hợp các lỗi thường gặp ở máy may và cách khắc phục
Lỗi xảy ra do chỉ máy may
Những lỗi do chỉ máy may phổ biến ở máy công nghiệp và gia đình làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Có một số lỗi xảy ra do chỉ máy may như sau:
Máy may không ăn chỉ
Lỗi máy may không ăn chỉ do xỏ chỉ chưa đúng cách, chỉ quá căng hoặc quá lỏng, kim may gắn quá cao/thấp, kim bị cong/gãy, kim may không phù hợp với chất liệu vải, suốt chỉ bị lỏng.
Để khắc phục bạn cần kiểm tra lại quy trình xỏ chỉ, điều chỉnh lại mức độ căng chỉ, xem bàn lừa có bị lệch không, điều chỉnh không được quá khít hoặc quá lỏng. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra chỉ dưới và trên phải đưa ra đằng sau chân vịt mới đạt yêu cầu.
Máy bị đứt chỉ và lỏng chỉ
Máy may đứt chỉ do hiện tượng căng chỉ bạn cần tìm bộ phận bị xước để làm trơn mịn lại, thay ống chỉ đang sử dụng nếu bị lỗi. Bạn cần kiểm tra kim may và vị trí đặt chân vịt.
Máy may bị lỏng chỉ dưới cũng do độ căng chỉ không phù hợp vì vậy bạn cần điều chỉnh cân bằng độ căng giúp cho chỉ trên không quá lỏng còn chỉ dưới không quá chật để tránh xảy ra tình trạng này.
Máy may không ăn chỉ dưới và không lại mũi
Máy may bị rối chỉ, chỉ trên với chị dưới không ăn khớp với nhau, xảy ra hiện tượng bỏ mũi cũng được xem là một trong những lỗi thường thấy. Lỗi này xảy ra do lắp suốt chỉ không đúng chiều hoặc suốt chỉ không phù hợp với máy may, chỉ trên và chỉ dưới chưa được đưa về phía chân vịt.
Lỗi cũng có thể do kim bị gãy, cong hoặc do lắp chưa đúng cách, đường chỉ đi không đúng cách, bàn lừa quá thấp, chỉ quá căng hoặc quá chùng.
Để khắc phục những lỗi này bạn cần tắt máy, kiểm tra xem việc lắp đặt suốt đúng chiều quy định chưa, nếu đã ổn nhưng vẫn không khắc phục được thì hãy thay một chiếc suốt mới. Trước khi vận hành máy hãy kiểm tra kim may, bạn cần kiểm tra kỹ để tránh rối chỉ.
Khi bàn lừa đang ở vị trí thấp hơn so với yêu cầu thì bạn chỉ cần ngửa máy may lên và xoay puly ngược chiều kim đồng hồ để mũi kim bằng với mặt nguyệt.
Lỗi máy may bị lỏng chỉ trên bạn cần điều chỉnh chỉ trên trước rồi mới đến chỉ dưới: đối với chỉ dày thì tăng sức căng chỉ, vải mỏng thì giảm sức căng chỉ.
>>> Xem Thêm: Máy Thêu
Lỗi máy may bị chạy chỉ
Máy may bị chạy chỉ có thể là do chỉ trên không móc nối được với chỉ dưới suốt gây ra. Lỗi này có thể do chỉ trên quá ngắn hoặc chưa lấy chỉ lên trên nên khi đưa xuống ổ máy chỉ bị ra khỏi kim.
Để khắc phục bạn cần lấy chỉ trên dài hơn và nhớ lấy chỉ dưới lên trước khi bắt đầu may, phương thức này sẽ giảm thiểu tối đã được hiện tượng xảy ra lỗi máy may bị bỏ chỉ. .
Lỗi máy may bị nổi chỉ trên (nổi hạt) và chỉ dưới
Lỗi máy may bị nổi chỉ trên do sức căng chỉ ở núm đồng tiền quá chặt, khiến chỉ trên kéo chỉ dưới ở suốt lên quá nhiều khiến chỉ mặt bị sùi mất thẩm mỹ.
Để khắc phục nguyên nhân bạn nên nới lỏng núm vặn đồng tiền trên ngược chiều kim đồng hồ đến khi nào thấy đường may đều đẹp là được.
Máy may bị nổi chỉ dưới có thể là do lực căng ổ thuyền dưới quá sít sao không có khe hở cho chỉ có lối thoát nên cần điều chỉnh lại lực căng của ổ thuyền hợp lý nhất.
Lỗi xảy ra do phụ tùng máy may
Ngoài những lỗi do chỉ máy may gây nên, thì quá trình vận hành máy may bạn có thể gặp một số lỗi do phụ tùng máy gây ra:
Lỗi máy máy may không đánh suốt được sẽ làm gián đoạn quá trình vận hành máy. Đánh suốt là giai đoạn vô cùng quan trọng nên khi gặp lỗi này bạn cần kiểm tra lại ngay quy trình lắp suốt theo đúng thứ tự được quy định.
Lỗi máy may bị lệch ổ dẫn đến việc vải không ăn chỉ hay quay vô lăng bị cứng. Khi gặp tình huống này bạn cần mở ốc trên mặt nguyệt để đặt lại ổ đúng quy cách. Lỗi này xảy ra do quá trình cài đặt máy, vì vậy tốt nhất là bạn nên đưa máy đến cửa hàng kiểm tra.
Mũi kim bị gãy do kim cong vênh bàn ép đặt không đúng, độ căng chỉ lớn. Biện pháp khắc phục tình trạng trên là thay một chiếc kim khác và kiểm tra lại kim và răng cưa đã được đặt đúng hay chưa, giảm độ căng chỉ.
>>> Xem Thêm: BỘ 32 CHÂN VỊT MÁY MAY (HỘP NHỰA)
Lỗi xảy ra khi vận hành máy may
Khi chạy máy sẽ có một số lỗi có thể xảy ra như:
Máy may cần phải được cắm vào nguồn điện phù hợp tiêu chuẩn 110V, 220V… nên hãy đảm bảo bạn đã cắm điện máy may vào nguồn điện đúng hướng dẫn.
Nếu gặp phải tình huống máy may không chạy hãy kiểm tra nguồn điện ngay lập tức. Lỗi này có thể do motor bị quá tải, nguồn điện bị lỏng.
Trong trường hợp đã kiểm tra tất cả những lỗi trên má máy vẫn không chạy thì hãy đem máy may đến cửa hàng để được thợ chuyên nghiệp kiểm tra và sửa chữa ngay.
Trong quá trình vận hành, máy may có mùi khét có thể là do động cơ bị quá tải hoặc bám quá nhiều bụi bẩn, cắm nhầm phích cắm vào điện thế không phù hợp.
Lúc này này cần rút điện máy may ra đồng thời kiểm tra lại các bộ phận để xem nó bắt nguồn từ đâu. Nếu có mùi khét + bốc khói thì nên đem máy đến cửa hàng để được kiểm tra cho an toàn không gây nguy hiểm cho bản thân và khiến máy hư hỏng nặng hơn.
Tổng kết lỗi máy may
Trên đây là những lỗi thường gặp khi vận hành máy may như máy may bị nổi chỉ trên, nổi chỉ dưới, lỗi phụ tùng hay lỗi vận hành… Toptek thông tin đến bạn.
Khi bắt đầu quá trình may vá hay tìm hiểu kỹ các nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục cơ bản có thể để không tốn kém và gián đoạn công việc lâu.
Nếu trường hợp gặp phải những lỗi nghiêm trọng hãy đưa máy đến cửa hàng mua hay liên hệ thợ sửa chữa tại nhà để tránh tình trạng hư hỏng xảy ra nghiêm trọng hơn.