Quá trình sử dụng máy may công nghiệp hay gia đình luôn có thể xảy ra một số lỗi khiến người dùng bối rối. Trong đó lỗi xảy ra khi vận hành khiến máy may bị kẹt cứng cũng khá phổ biến.
Nếu là một người làm việc trong lĩnh vực may lâu năm hay chỉ mới bắt đầu công việc may vá, bạn sẽ có cách nào để khắc phục khi máy may bị kẹt cứng. Dưới đây là một số mẹo nhỏ hay ho bạn có thể bỏ túi để quá trình làm việc của mình diễn ra trơn tru.
Chức năng quan trọng cần biết khi bắt đầu học may
Khi mới bắt đầu nghề may bạn cần nắm những kiến thức quan trọng sau đây để quá trình làm việc của mình được thuận lợi và được đánh giá cao về tay nghề.
- Hiểu biết về trọng lượng máy may và tránh quan niệm máy càng nhẹ càng có chất lượng cao. Tùy vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn chiếc máy có trọng lượng và kích thước phù hợp nhất.
- Motor được coi là bộ não của chiếc máy may, máy có công suất 700-800 sti/phút là hợp lý cho người mới bắt đầu may.
- Kiểu may là yếu tố cơ bản bạn cần nắm khi bắt đầu hành trình làm nghề may của mình. Nắm các mũi may cơ bản sẽ giúp cho bạn có thể hoàn thiện sản phẩm nhanh chóng và thuận lợi.
- Các giai đoạn làm khuy một bước hoặc làm khuy bốn bước.
- Chiếc máy có chức năng xỏ kim tự động giờ đây là tính năng sẽ hỗ trợ bạn hoàn thành công việc nhanh chóng cũng như tiết kiệm được công sức, đặc biệt là đối với người mắt yếu.
- Tay quay của máy cũng quan trọng, lập trình kim lên xuống là những giai đoạn bạn cần nắm trước khi may.
- Máy có hệ thống đèn led chiếu sáng vùng may hỗ trợ máy vải tối màu và trong điều kiện thiếu sáng hiệu quả, bảo vệ đôi mắt của bạn.
- Hiểu biết các chức năng cao cấp khác của máy may hiện đại để có thể làm chủ những thao tác may của bạn.
>>> Xem Thêm: TOP 3 Máy May Công Nghiệp Được Mua Nhiều Nhất Năm 2023
Tìm hiểu những chế độ may hay được sử dụng trên máy may
Những chiếc máy may ngày nay được trang bị rất nhiều chế độ may để có thể giúp khách hàng tạo ra một sản phẩm ưng ý nhất. Sẽ có những chế độ may cơ bản chúng ta thường gặp như sau:
Chế độ may đảo chiều và làm khuy một bước hoặc bốn bước
May đảo chiều là thao tác thực hiện thay đổi chiều dài của mũi may hoặc phương hướng đang may phụ thuộc vào yêu cầu của sản phẩm. May đổi chiều được thực hiện khi góc lắc của trục đẩy máy may được bạn thao tác làm thay đổi bước răng cưa qua đó thay đổi được chiều dài của mũi may.
Ở thao tác lại chỉ thì bạn chuyển chiều xoay lắc của trục máy may → sau đó đẩy vải đi lùi để cho đường may chính xác và ổn định. May đảo chiều còn giúp cho việc cố định đường may chắc chắn hơn nên chỉ không bị bung ra dù cho có tác động kéo mạnh như thế nào đi chăng nữa.
Chế độ làm khuy một hoặc bốn bước giúp các thao tác làm khuy diễn ra nhanh và thuận tiện hơn ở các sản phẩm có nút cài bằng cách thay đổi chân vịt.
- Làm khuy một bước được tạo hoàn chỉnh và bạn không cần chỉnh sửa gì.
- Làm khuy bốn bước với khuy được chạy ở bốn cạnh khác nhau, tạo ra những loại quần áo thời trang cài khuy dễ dàng hơn.
Chế độ may tự động và may thêu chữ lồng
Thời đại công nghệ 4.0 lên ngôi nên những chiếc máy may có chức năng tự động đã ra đời phục vụ cho con người. Mọi thao tác may thông thường đều có thể được điều chỉnh qua máy tự động và ấn nút chạy là xong mà không cần đến pedal.
Một chiếc máy tự động có tốc độ nhanh, đều nên cho đường may ổn định, chính xác. Những chế độ tự động hiện được trang bị ở các dòng máy may hiện đại và cao cấp.
May thêu chữ lồng là chế độ may tạo ra nhiều hình dạng thêu trang trí sáng tạo. Các được thêu của máy đều và đẹp hơn thêu tay thủ công rất nhiều lần. Để tạo ra thành phẩm hoàn mỹ thì người thợ may cũng cần thao tác chuẩn xác trên một chiếc máy thêu.
>>> Xem Thêm: Top 3 Thương Hiệu Máy May Gia Đình Đáng Mua Nhất Hiện Nay
Chế độ vắt sổ giả khi may
Chế độ vắt sổ giả thực hiện được khi bạn thay thế chân vịt vắt sổ vào máy, điều chỉnh đường may zigzag để tạo nên những đường chỉ vắt sổ.
Vì là đường may vắt sổ giả nên cũng sẽ không quá sắc sảo chỉ phù hợp để may các vật dụng cơ bản. Đối với những sản phẩm may mặc chuyên nghiệp thì người dùng nên đầu tư một loại vắt sổ chuyên dụng.
Chế độ vắt sổ giả với chân vịt đi kèm hiện chỉ có trên các sản phẩm máy may điện tử, nếu sử dụng máy cơ bạn cần mua nó ở những cửa hàng bán phụ kiện may mặc.
Máy may xảy ra lỗi trong quá trình vận hành
Bên cạnh lỗi chỉ hay lỗi phụ tùng thường gặp thì khi vận hành máy may bạn cũng thường gặp một số vấn đề cơ bản như sau:
- Máy hoạt động bình thường khi được cắm vào nguồn điện tương thích, nếu như bạn đã sử dụng đúng nguồn điện nhưng máy may không quay được hay chạy bình thường thì cần phải được kiểm tra bởi thợ chuyên nghiệp.
- Trong quá trình may mà bạn ngửi thấy mùi khét thì có thể máy đang bị quá tải hoặc động cơ bám bụi bẩn nhiều mà không được vệ sinh. Lúc này bạn cần rút ổ cắm điện ra ngay lập tức, kiểm tra lại vấn đề xảy ra từ đâu để khắc phục.
- Lỗi máy may không chạy, máy may bị kẹt cứng có thể cũng do motor bị quá tải, kết nối ổ cắm điện bị lỏng hoặc motor bị kẹt chỉ khiến tình trạng kẹt cứng xảy ra. Lỗi kẹt máy thường xuyên xảy ra do nguyên nhân nên bạn cần kiểm tra cẩn thận để có hướng khắc phục.
Nguyên nhân và cách khắc phục rối chỉ dẫn đến máy may bị kẹt cứng
Khi lắp suốt chỉ không đúng chiều, lắp chỉ sai cách → gỡ suốt chỉ ra, gỡ rối, sau đó tiến hành đặt lại suốt đúng chiều quy định.
Suốt chỉ may bị xước, rối dẫn đến hiện tượng máy may quay không đều, thậm chí là bị kẹt → bạn nên thay suốt chỉ mới vì suốt trầy xước không còn đảm bảo chất lượng nữa.
Trường hợp suốt chỉ không tương thích với máy may thì bạn cũng nên thay mới suốt chỉ để máy vận hàng bình thường.
Phát hiện chỉ bị rối ở dưới ổ máy may → cắt hoặc gỡ đoạn chỉ bị rối, lau sạch lại ổ chao.
Trước khi bắt đầu may, bạn cần kiểm tra xem chỉ trên và chỉ dưới đã được đưa về phía sau chân vịt chưa, nếu không đúng vị trí thì sẽ dẫn đến rối chỉ lúc vận hành.
Để hạn chế tình trạng rối chỉ diễn ra do kim may, bạn nên chọn loại kim tương thích với máy và chất liệu vải, tiến hành lắp kim đúng cách.
Nếu tình trạng rối chỉ diễn ra do bàn lừa của máy đặt không cân bằng thì bạn cần điều chỉnh lại thì quá trình may mới được bình thường.
Các dòng máy may khác nhau sẽ có cách xỏ chỉ khác nhau nên cần tìm hiểu kỹ trước khi bắt đầu may. Chỉ may được điều chỉnh không phù hợp quá trùng hoặc quá căng cũng sẽ gây ra tình trạng rối chỉ.
>>> Xem Thêm: Mua Máy Thêu Vi Tính Ở Đâu Uy Tín Giá Rẻ Nhất
Một số lỗi khác thường gặp trong quá trình may mặc
Ngoài lỗi máy may không quay hay bị kẹt trong quá trình vận hành thì bạn cần tham khảo thêm những lỗi khác sau đây để có biện pháp xử lý nhanh chóng.
Lỗi gây ra do chỉ máy may
Lỗi này sẽ khiến cho đường may không được đẹp ảnh hưởng đến giai đoạn hoàn thiện. Lỗi chỉ máy may thường thấy như:
Máy may không lại mũi là hiện tượng khi bạn cần may mũi đầu và mũi cuối để chỉ không bị sổ thì nó không thực hiện được. Lúc này bạn ấn cần lại mũ để xử lý các mũi cần lại.
Máy bị chạy chỉ hay chỉ bị tuột ra khỏi kim khi may có thể là do nguyên nhân chỉ trên chưa lấy hết hoặc lấy quá ngắn nên chỉ cần lấy đầy đủ chỉ để vận hành là được.
Máy may không ăn chỉ trên hoặc chỉ dưới cũng là lỗi thường gặp do xỏ chỉ chưa đúng cách, lực căng chỉ không chính xác, kim may bị gãy hoặc cong vênh, nút chỉnh bàn lừa đang bị lệch. Lúc này bạn cần thay mới kim, xỏ chỉ chính xác lại và điều chỉnh bàn lựa phù hợp nhất.
Máy bị căng chỉ gây ra hiện tượng vải co rúm, nhăn nhúm có thể là do ốc điều chỉnh quá chặt, để khắc phục bạn nên điều chỉnh lực căng chỉ lại bằng cách vặn ốc và bấm nút điều chỉnh.
>>> Xem Thêm: Những Điều Cần Biết Khi Mua Máy May Lập Trình
Lỗi gây ra do các phụ tùng máy may
Ngoài lỗi gặp phải trong quá trình vận hành cũng như do chỉ may thì phụ tùng bị lỗi ảnh hưởng đến máy may cũng khá thường xuyên gặp phải.
Máy không đánh suốt được cũng là lúc chiếc máy may không thể hoạt động. Giải thích cho hiện tượng này có thể do việc đánh suốt không đúng cách nên bạn cần kiểm tra lại.
Ổ máy may bị lệch khiến vô lăng máy may bị kẹt cứng không thể di chuyển, lúc này bạn cần mở ốc trên mặt nguyệt, đặt lại ổ đúng quy cách để khắc phục. Trường hợp máy vẫn không hoạt động được thì cần mang đến tiệm để thợ chuyên nghiệp sửa ngay.
Máy mau bị gãy kim do độ căng chỉ lớn hay kim không tương thích với chất liệu vải thì nên thay kim và điều chỉnh giảm độ căng của chỉ.
Quy trình sử dụng máy may đúng cách tránh xảy ra lỗi
Để không xảy ra lỗi máy may cơ bản như máy may bị kẹt cứng khi vận hành thì người may cần trang bị cho mình các bước sử dụng máy cơ bản:
Điều chỉnh tư thế ngồi vào máy phù hợp nhất → chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ trước khi may → Quấn chỉ vào suốt → Đặt suốt vào thuyền → Đặt thuyền vào ổ chao → lắp kim vào máy → Tiến hành may sản phẩm.
Ngoài ra, thiết bị máy móc nào cũng vậy, sử dụng thời gian dài cũng sẽ bị mài mòn động cơ và do một số tác động từ môi trường bên ngoài. Vì vậy để đảm bảo máy may ít xảy ra lỗi nhất có thể bạn cần bảo trì bảo dưỡng máy may định kỳ. Việc làm này cũng giúp tăng độ bền bỉ và nâng cao tuổi thọ của chiếc máy may.
Hy vọng những thông tin mà Toptek cung cấp về lỗi thường gặp của máy may cũng như cách khắc phục giúp cho bạn có thể vận hành máy may hiệu quả nhất.