Máy may quần áo hay còn gọi là máy khâu đã làm thay đổi lịch sử ngành may mặc. Ngày nay, có rất nhiều chiếc máy may hiện đại và được trang bị nhiều tính năng hơn được sản xuất.
Phổ biến như vậy, nhưng bạn đã biết gì về lịch sử ra đời của máy may quần áo chưa, những chiếc máy may đầu tiên ra đời như thế nào? Hãy cùng đội ngũ Toptek đi sâu tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé!
Xem thêm: Máy May Công Nghiệp
Nguồn gốc ra đời của chiếc máy may quần áo
Chiếc kim đầu tiên cho máy khâu ra đời
Vào năm 1755 ở London,Charles Weisenthal – một di dân người Đức đã thành công phát minh ra chiếc kim đầu tiên dành cho máy may. Đồng thời ông cũng vinh dự nhận bằng sáng chế cho phát minh vĩ đại này. Nhưng lúc này chưa ai biết chiếc kim khâu này 34 năm sau sẽ sử dụng cho chiếc máy may đầu tiên của loài người.
Máy may do Thomas Saint – người Anh chế tạo ban đầu đơn giản chỉ là chiếc máy bấm lỗ cơ học linh động, hỗ trợ những người thợ may có thể xuyên chỉ nhanh hơn, khâu vá đồ đạc, quần áo tiện lợi hơn. Một số thông tin cho rằng chính Saint là người đã đặt nền tảng cho nhiều loại máy may cải tiến.
Đầu thế kỷ 19, người thợ may người Úc Madersperger Josef đã chế tạo ra hàng loạt máy khâu và nhận bằng sáng chế. Tuy nhiên không lâu sau Josef đã qua đời vì bệnh tật.
Xem thêm: Máy Thêu
Barthelemy Thimonnier đưa máy may vào sản xuất lớn
Năm 1830, Barthelemy Thimonnier sản xuất ra chiếc máy làm bằng gỗ cho phép thực hiện nhiều thao tác. Ông đã thuyết phục được quân đội Pháp bấy giờ thành lập xưởng may quân phục.
Gần 10 năm làm việc trong quân đội, ông sản xuất 80 chiếc máy may, sự thành công của ông đã gây ảnh hưởng lớn đến giới thợ may Paris. Họ nhiều lần kéo đến xưởng may của ông đập phá. Lúc này Thimonnier đa mang theo một chiếc máy may còn nguyên vẹn sang Anh. Ông là người đầu tiên đặt nền móng cho việc đưa máy may vào kinh doanh.
Dù đã có nhiều nỗ lực nhưng cuối đời Thimonnier vẫn sống cuộc sống nghèo khổ và chết trong ngôi nhà tồi tàn ở Anh.
Máy may không qua công đoạn may tay ra đời
Năm 1918, 2 người Mỹ tên là John Knowles và John Adam Doge cùng nhau phát minh ra chiếc máy may với khả năng may những đường may ngắn.
Năm 1933, chiếc máy may đầu tiên của Walter Hunt chính thức ra đời – cho phép người thợ may không cần phải thao tác may tay nữa.
Ngày nay, Walter được tôn vinh là ông tổ của những chiếc máy khâu hiện đại.
Xem thêm: Máy May Gia Đình
Singer có công đưa chiếc máy khâu phổ biến như ngày nay
Đầu năm 1840, Howe – một người nông dân người Mỹ đã thành công sáng chế nên chiếc máy khâu cải tiến – hoàn toàn tự động bằng máy và người thợ may không cần thao tác bằng tay nữa. Nhưng khi công bố không được người Mỹ đón nhận.
Howe lúc ấy đã gửi cho Amasa – anh trai của anh đang sinh sống ở Anh một chiếc máy may gửi gắm niềm hy vọng rằng nó sẽ được đối xử công bằng hơn ở bên kia bờ Đại Tây Dương. Amasa đã tìm được thị trường ở Anh, thu hút được ông chủ hãng may đồ lót William Thomas nổi tiếng.
Nhưng lần hợp tác này vẫn không thành công, vài năm sau thì thị trường máy may ở Mỹ phát triển hết sức rầm rộ.
Các hãng máy may lớn thời điểm đó rất nhiều, tiêu biểu phải kể đến là Singer, kiểu dáng máy may đều có phần tương tự lặp lại theo mô hình máy khâu trước đây của Howe.
Singer không có công lao lớn trong quá trình sáng tạo máy khâu nhưng ông lại có vai trò quan trọng giúp nó nở rộ trên thị trường, được nhiều người biết đến hơn.
Xem thêm: Thương hiệu máy may Sunsir của nước nào, có nên sử dụng không?
Phân loại các sản phẩm máy may quần áo
Máy may hiện tại được phân chia hai dòng chính là máy may quần áo công nghiệp và máy may quần áo sử dụng trong gia đình. Trong đó lại chia thành máy may cơ và máy may điện tử áp dụng nhiều công nghệ hiện đại.
Máy may cánh bướm truyền thống xưa
Kiểu máy may truyền thống này sử dụng lực chân đạp lên đông cơ để điều chỉnh điều chỉnh chuyển động cũng như tốc độ may theo nhu cầu của bạn.
Hiện nay những chiếc máy may này có giá thành rất rẻ phù hợp với nhu cầu sửa chữa quần áo đơn giản trong gia đình. Có chiếc máy may này trong nhà cũng giúp việc may vá của bạn dễ dàng hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian so với máy tay.
Chiếc máy may quần áo truyền thống đơn giản, chi phí bảo hành rất rẻ, linh kiện thay thế cũng rất phổ biến.
Tuy nhiên vì sử dụng chân để điều chỉnh tốc độ may nên không việc đường may không ổn định, có lúc không đều là bình thường. Máy chỉ có một công đoạn may duy nhất, nên cần thực hiện nhiều công đoạn khác nhau, cho ra hiệu suất làm việc thấp.
Chiếc máy này không thể sử dụng trong may mặc công nghiệp đồng thời chiếm diện tích tương đối nhiều nên không phù hợp với không gian nhỏ hẹp.
Xem thêm: Hộp suốt máy may gia đình 25 chiếc loại 1 (dòng đi theo máy)
Máy may hiện đại ngày nay
Những dòng máy may cơ
Máy may có có nguyên lý hoạt động là động cơ máy sẽ liên kết với motor lắp rời nhờ dây curoa truyền chuyển động được lắp đặt trong chiếc máy may. Khi chuyển động, puly của motor sẽ cho phép người sử dụng điều chỉnh tốc độ may mà mình mong muốn.
Chức năng này cho phép điều chỉnh tốc độ may theo thói quen, kỹ năng và nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên do điều chỉnh thủ công nên máy phụ thuộc lớn vào kỹ năng người dùng, đường may kém ổn định.
Máy may cơ là sản phẩm máy may được đánh giá có độ bền cao nhất trong tất cả các dòng máy xưa và nay. Linh kiện của máy cũng dễ dàng tìm kiếm thay thế khi bị hư hỏng nên phù hợp với mọi đối tượng sử dụng.
Những dòng máy may cơ hiện nay chưa được hỗ trợ tính năng cắt chỉ, làm khuy hay vắt sổ… Vì vậy, người may cần tốn nhiều thời gian qua các loại máy khác nhau để hoàn thiện sản phẩm.
Hiệu suất của chiếc máy may cơ này cũng không cao nên tốn khá nhiều chi phí nhân công khi sử dụng cho may mặc công nghiệp. Máy cũng cần lắp đặt ở các vị trí diện tích nên không phù hợp cho không gian nhỏ hẹp.
Những dòng máy điện tử
Không giống như dòng máy may cơ, máy may điện tử có nguyên lý vận hành phức tạp hơn, dựa vào hệ thống motor được lắp ráp trên thân máy. Máy may điện tử không cần dây curoa truyền chuyển động.
Sử dụng máy điện tử, bạn điều chỉnh được tốc độ may nhanh/chậm, điều chỉnh đường may và các thao tác khác như: số mũi, kiểu may, khoảng cách mũi may,… bằng bảng điều khiển trực tiếp trên máy.
Các thao tác điều chỉnh này ở máy điện tử được lập trình sẵn trong bảng điều khiển nên đường may đồng nhất với nhất. Cũng nhờ vậy, khi may máy điện tử tạo nên đường kim mũi chỉ tinh xảo với các thao tác đơn giản, không tốn thời gian và công sức nhiều cho việc điều chỉnh.
Máy may điện tử may được nhiều kiểu may khác nhau như may thêu, may kết hợp vắt sổ, làm khuy 4 bước, may đảo chiều, may mũi thẳng, may zigzag,… Dòng máy điện tử hiện nay phục vụ mọi nhu cầu may mặc, rút ngắn công đoạn và nâng cao năng suất hơn nhiều lần dòng máy cơ.
Ở máy điện tử motor được lắp liền trục nên tiết kiệm điện năng so với các dòng máy khác lên đến 70%. Máy điện tử lập trình sẵn nên cho ra đường may chính xác cao, hiệu quả trong việc sản xuất số lượng lớn.
Dòng máy may điện tử hội tụ nhiều tính năng cải tiến nổi bật giúp hỗ trợ người dùng, giảm chi phí nhân công, tăng hiệu suất làm việc. Máy có thiết kế khá nhỏ, cho khả năng lắp đặt linh hoạt ở mọi không gian.
Cấu tạo cơ bản của máy may nói chung
Máy may có nhiều chi tiết khác nhau, mỗi phần nắm giữ một nhiệm vụ chuyên biệt. Cụ thể như:
- Đèn led chiếu sáng vùng may: có nhiệm vụ cung cấp ánh sáng thường đặt ở vị trí gần chân vịt và kim để khả năng chiếu sáng tốt nhất.
- Mũi may: có nhiều loại như mũi đan chéo, mũi thẳng, mũi may khuy, mũi may viền,… Những mũi may này có thể kết hợp với nhau để làm ra các sản phẩm đạt chất lượng.
- Chân vịt: bộ phận không thể thiếu với nhiều loại khác nhau, tùy vào dòng máy mà có những kiểu chân vịt đi kèm. Hiện có nhiều máy được trang bị chân vịt đa năng có thể may nhiều mũi may kết hợp.
- Màn hình hiển thị: màn hình LCD hoặc LED hiển thị đầy đủ thông số để người thợ có thể điều chỉnh trong quá trình vận hành máy may.
- Một chiếc máy may cơ bản còn nhiều bộ phận khác như: bộ phận căng chỉ, cần quấn chỉ, suốt chỉ, tay cầm, bộ phận may đảo chiều, hộp đựng linh kiện…
Một số lỗi thường gặp khi sử dụng máy may quần áo
Sử dụng máy may loại nào đi nữa cũng sẽ gặp phải một số trục trặc làm ảnh hưởng đến công việc. Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục dưới đây bạn cần nắm để quá trình vận hành trơn tru hơn:
Lỗi liên quan đến chỉ máy may:
- Máy may không lại mũi và bị chạy chỉ lúc này bạn chỉ cần kéo lấy chỉ trên dài hơn và chỉ dưới lên trước khi bắt đầu may.
- Máy may không ăn chỉ, lúc này bạn điều chỉnh lại cách xỏ chỉ và mức độ căng chỉ, thay mới kim.
- Máy bị căng chỉ trên bạn hãy cố gắng làm giảm sức căng chỉ bằng cách vặn ốc và bấm nút điều chỉnh với máy may.
- Máy may không ăn chỉ dưới, bạn cần chọn đúng kim sử dụng phù hợp cho chất liệu vải, đẩy kim vào sát trụ và siết ốc.
Máy may bị mắc lỗi phụ tùng thiết bị:
- Máy gặp lỗi không đánh suốt được bạn nên đánh suốt theo chấm gạch đã hướng dẫn của máy.
- Máy may gặp lỗi lệch ổ máy, nếu bị nhẹ bạn có thể văn mở con ốc trên bộ phận mặt nguyệt, thao tác đặt lại ổ theo đúng cách.
- Máy gặp lỗi thường xuyên gãy mũi kim bạn cần thay chiếc kim mới phù hợp với chất liệu vải, kiểm tra đặt lại kim và răng cưa cho đúng
Máy may gặp lỗi trong quá trình vận hành: nguồn điện quá tải, mùi khét khi may, phích cắm lỏng. Khi gặp những lỗi này tốt nhất là tháo ngay điện và mang máy đến tiệm sửa chữa.
Xem thêm: Máy trần đè Brother 2340CV
Giá thành và mua máy may quần áo ở đâu uy tín?
Công ty Toptek là địa chỉ cung cấp máy may quần áo thành lập với định hướng cung cấp sản phẩm chất lượng nhất – chính sách khách hàng tốt nhất cho người dùng.
Bạn cần mua máy may quần áo giá bao nhiêu là hợp lý? Hãy đến với Toptek, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm chính hàng, mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay.
Cửa hàng của chúng tôi có đầy đủ những thiết bị máy may phù hợp với mọi đối tượng và nhu cầu sử dụng của khách hàng. Hãy đặt niềm tin ở chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm bạn thất vọng.
Nguồn: https://toptek.com.vn/